Mô tả
Panangin là thuốc có chứa hoạt chất Kali aspartat anhydrat và Magnesi aspartat anhydrat đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa khác nhau, cũng như trong hoạt động thần kinh, cơ, tim và hệ tuần hoàn.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 50 viên
- Nhà sản xuất: Gedeon Richter Plc., Hungary
- Số đăng ký: VN-21152-18
- Xuất xứ: Hungary
Thành phần
Trong mỗi viên nén Panangin có chứa các thành phần sau:
- Hoạt chất chính có 140 mg Magnesi aspartat anhydrat (dưới dạng 175 mg Magnesi aspartat.4H2O) tương đương 11,8 mg Mg++ và 158 mg Kali aspartat anhydrat (dưới dạng 166,3 Kali aspartat.1/2H2O) tương đương 36,2 mg K+.
- Tá dược bao gồm: Keo silica khan, Povidon, Magnesi Stearat, bột Talc, Tinh bột ngô, Tinh bột khoai tây, Macrogol 6000, Titan dioxid (E171), Eudragit E 100%, Talc.
Cơ chế tác dụng của thuốc
- Magnesi aspartat anhydrat và Kali aspartat anhydrat là hỗn hợp khoáng chất bổ sung thuộc nhóm dược lý điều trị đóng vai trò quan trọng trong nhiều chu trình chuyển hóa và trong chức năng của hệ tim mạch, cơ và thần kinh.
- Cation nội bào Mg++ và K+ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chức năng của nhiều enzym, trong hoạt động liên kết các đại phân tử với các yếu tố dưới tế bào và trong cơ chế phân tử của sự co thắt cơ.
- Tỷ lệ giữa nồng độ nội bào và nồng độ ngoại bào của các ion K+, Ca++, Na+, Mg++ có vai trò tác động lên tính co thắt của cơ tim. Aspartat là chất nội sinh, đóng vai trò một chất vận chuyển ion phù hợp: Do có ái lực mạnh với tế bào và các muối aspartat ít phân ly nên các ion đi vào tế bào dưới dạng phức chất. Kali – Magnesi aspartat cải thiện sự chuyển hóa của cơ tim.
- Tăng huyết áp, rối loạn xơ cứng mạch vành, loạn nhịp tim và bệnh cơ tim là nguy cơ của sự thiếu hụt kali và magnesi.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Panagin 140mg+158mg được chỉ định trong các trường hợp sau:
Bổ sung kali và magnesi trong:
- Một số bệnh tim mạn tính như suy tim hoặc tình trạng sau nhồi máu cơ tim, với sự đồng ý của bác sỹ điều trị;
- Một số tình trạng loạn nhịp tim (chủ yếu là loạn nhịp thất), với sự đồng ý của bác sĩ điều trị;
- Các trường hợp không nạp đủ lượng ion hoặc mất điện giải, ví dụ khi sử dụng kéo dài các thuốc lợi tiểu làm mất kali như thuốc lợi tiểu thiazid (như hydroclorothiazid, indapamid) hoặc thuốc lợi tiểu quai (như furosemid).
Dược động học
Hấp thu
- Magnesi: Magnesi được hấp thu từ ống tiêu hóa bằng cơ chế vận chuyển tích cực.
- Kali: Lượng kali tối ưu mà cơ thể nhận vào hàng ngày là 3 – 4 g (75 – 100 mmol).
Phân bố
- Magnesi: Lượng Mg++ toàn phần trung bình trong cơ thể là 24g (1000 mmol) ở người có trọng lượng 70 kg trên 60% tồn tại trong xương, gần 40% trong cơ xương và các mô khác. Xấp xỉ 1% lượng Mg++ thu toàn phần của cơ thể tồn tại trong dịch ngoại bào, chủ yếu ở trong máu. Ở người trưởng thành bình thường, nồng độ magnesi huyết thanh trong phạm vi khoảng 0,70 – 1,10 mmol/l. Lượng magnesi khuyến cáo cho chế độ ăn hằng ngày là 350 mg đối với nam và 280 mg đối với nữ. Nhu cầu magnesi tăng trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
- Kali: Lượng K+ toàn phần trung bình trong cơ thể là 140g (3570 mmol) ở người có trọng lượng 70 kg. Lượng K+ toàn phần ở phụ nữ thấp hơn một chút và giảm nhẹ khi tuổi cao. 2% lượng K+ toàn phần của cơ thể tồn tại bên ngoài tế bào, 98% còn lại ở trong tế bào.
Chuyển hóa
- Quá trình chuyển hóa của Magnesi và Kali trong cơ thể là các Cation nội bào Mg++ và K+ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chức năng của nhiều enzym, trong hoạt động liên kết các đại phân tử với các yếu tố dưới tế bào và trong cơ chế phân tử của sự co thắt cơ.
Thải trừ
- Magnesi: Cơ quan chủ yếu điều hòa cân bằng Magnesi là thận. 3 – 5% lượng magnesi ion hóa được thải trừ theo nước tiểu. Tăng thể tích nước tiểu (ví dụ: Trong điều trị với thuốc lợi tiểu quai) sẽ dẫn đến tăng thải trừ Mg++ ion hóa. Sự hấp thu magnesi ở ruột non giảm sẽ gây hạ magnesi máu dẫn đến giảm thải trừ (< 0,5 mmol/ngày).
- Kali: Thận là đường thải trừ chính của kali, với khoảng 90% lượng kali thải trừ qua thận hàng ngày. 10% còn lại được thải trừ qua đường tiêu hóa. Do đó, về lâu dài thận chịu trách nhiệm duy trì cân bằng nội môi của kali cũng như duy trì nồng độ kali huyết thanh. Trong ngắn hạn, nồng độ kali huyết thanh có thể được điều hòa nhờ sự chuyển dịch kali giữa nội bào và ngoại bào.
Liều dùng – Cách dùng thuốc Panangin
Liều dùng
- Liều thông thường hằng ngày là 3 – 6 viên/ngày, chia 3 lần. Liều dùng hằng ngày có thể tăng lên đến 9 viên chia 3 lần.
Cách dùng
- Thuốc Panangin 140mg+158mg được sử dụng đường uống.
- Thuốc Panangin có thể bị giảm hiệu lực bởi acid dịch vị, vì vậy nên uống thuốc sau bữa ăn, uống thuốc nguyên viên và không nhai.
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Suy thận cấp hoặc mạn tính.
- Bệnh Addison (suy vỏ thượng thận).
- Block nhĩ thất độ III.
- Sốc tim (huyết áp dưới 90 mmHg).
- Một số dạng rối loạn dẫn truyền tim
- Trường hợp huyết áp rất thấp do trụy tuần hoàn liên quan đến mất khả năng bơm máu của tim (sốc tim)
Tác dụng phụ
Một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Panangin gồm:
- Liều cao hơn có thể làm tăng số lượng đại tiện.
- Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
- Chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc với Panangin. Dựa trên y văn, kali và magnesi có thể gây tương tác với một số thuốc.
Thuốc | Tương tác |
Các tetracyclin dạng uống, các muối sắt và natri fluorid | Ức chế sự hấp thu của Panangin, vì vậy khoảng thời gian dùng các thuốc này với Panangin nên để cách nhau ít nhất là 3 giờ. |
Dùng đồng thời Panangin với các thuốc lợi tiểu giữ kali và/hoặc các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI), thuốc chẹn beta, cyclosporin, heparin và thuốc chống viêm không steroid | Có thể dẫn đến tăng kali huyết. |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
- Cần cân nhắc dùng thuốc vối người bệnh có suy giảm chức năng thận hoặc người bệnh cần kiểm soát kali trong chế độ ăn.
- Cần đặc biệt lưu ý ở bệnh nhân bị các rối loạn có liên quan đến tình trạng tăng kali máu. Khuyến cáo thường xuyên theo dõi nồng độ điện giải trong huyết thanh.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
- Hiện không có dữ kiện về tác động nguy hại của Panangin đối với tình trạng này.
Trẻ em và thanh thiếu niên
- Độ an toàn và hiệu quả chưa được xác lập.
Lưu ý cho người lái xe, vận hành máy móc
- Panangin không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy.
Bảo quản
- Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Việc sử dụng thuốc Panangin quá liều chưa được biết đến, ngay cả khi dùng thuốc với liều cao.
- Triệu chứng: Trong trường hợp quá liều, nồng độ kali và magnesi máu có thể tăng, có thể gây ra các triệu chứng (Tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân, dị cảm, nhịp tim chậm, liệt, loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn, ngủ lịm, hạ huyết áp, giảm phản xạ).
- Xử trí: Trong trường hợp quá liều, khuyến cáo điều trị triệu chứng (dung dịch calci clorid tiêm tĩnh mạch (I.V.) 100mg/phút, thẩm tách máu nếu cần.
Quên liều
- Bạn không được dùng liều gấp đôi để bù cho liều thuốc Panangin đã quên. Hãy vẫn dùng liều tiếp theo vào thời gian thường lệ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.