Mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng đôi khi chỉ cần một lời xin lỗi là có thể ngăn chặn được những đổ vỡ không đáng có. Nhưng tất nhiên không phải ai cũng có thể làm được, bởi cái tôi trong họ quá lớn. Tình trạng này xảy ra không ít với các cặp đôi thời nay.
Khác với thời kì trước, giới trẻ hiện nay cá tính hơn, thẳng thắn hơn. Các cặp đôi có nhiều chuyện để bàn luận, và không ngại tranh luận trong nhiều vấn đề. Giận dỗi, cãi vã là một phần tất yếu của mối quan hệ yêu đương. Dẫu biết “chiến tranh” là mỏi mệt, các cặp đôi vẫn phải làm điều đó một cách khá thường xuyên.
Nàng trách chàng vô tâm, không gọi điện, nhắn tin như thuở mới yêu; không còn quan tâm nàng như trước. Chàng trách nàng nóng giận mất khôn, buông lời vô lý khiến chàng tổn thương. Có hàng trăm lí do khiến các cặp đôi đi đến mâu thuẫn. Khi mỗi bên đều có cái lí của mình, chiến tranh kéo dài là chuyện dễ dàng xảy ra.
Vì vậy, muốn giữ gìn hôn nhân yên ấm, cần nhớ những thời điểm phải nói lời xin lỗi, để người bạn của mình thông cảm, thấu hiểu cho những sai lầm của mình.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tha thứ cho ai đó là cách bạn thoát khỏi gánh nặng của mình, chữa lành và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
Trong cuốn The Science of Trust, tiến sĩ John Gottman đề cập rằng một cặp vợ chồng hoàn toàn có khả năng xử lý các vấn đề tiêu cực trong tình cảm. Họ sẽ tha thứ cho nhau dễ dàng và cuối cùng xây dựng một mối quan hệ bền chặt hơn.
Nói cách khác, những cặp đôi có thể dành cho nhau lời xin lỗi chân thành thường tránh được sự tổn hại và xấu hổ. Bởi vậy, tình cảm sẽ hết sức thăng hoa.
Nói lời xin lỗi ngay cả khi người sai là đối phương là cách thể hiện sự thấu hiểu, tha thứ, nhường nhịn lẫn nhau trong tình yêu. “Em sai rồi anh xin lỗi em đi” thoạt nghe có vẻ ngược đời, nhưng thực tế lại là cách xử lý các cuộc tranh luận êm thấm cho các cặp đôi.
Có vui, có buồn mới là tình yêu. Nhưng để duy trì tình yêu cần sự tha thứ đúng lúc. Xin lỗi người bạn yêu thương cũng cần một nghệ thuật, hãy nhớ những lưu ý này khi thực hiện nó:
– Đừng bao giờ tranh cãi về việc ai sẽ là người khởi sự.
– Hãy thừa nhận rằng bạn đã làm hỏng mối quan hệ của cả hai. Thể hiện lời xin lỗi của bạn bằng những từ như: ‘Em sẽ chịu trách nhiệm về những gì đã làm và xin lỗi vì đã gây tổn thương cho anh’. Những nỗ lực cá nhân trong giai đoạn này có thể khiến mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, tránh rơi vào tình trạng đóng băng như trước.
– Đảm bảo rằng bạn thực lòng hối tiếc về lỗi mình đã gây ra. Đừng bao giờ cố giả vờ chỉ để bỏ qua vấn đề vì bạn cần nhớ rằng có thể một ngày nào đó, chuyện tương tự sẽ xảy ra.
– Hãy rõ ràng đề nghị với bạn đời của mình rằng những hành động và lời nói bạn đã trót làm ra và muốn được tha thứ vì điều đó. Hãy mạnh dạn nói đi, nếu không nói thì có lẽ gia đình bạn sẽ không sớm được yên ổn đâu.